Kiên Giang: Bắt giam nhân viên công ty giao hàng nhanh tham ô hơn 600 triệu đồng
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh, qua nửa chặng đường của nhiệm kỳ, đến nay Hà Tĩnh mới chỉ có 2/10 tiêu chí cơ bản đạt, gồm: quy hoạch và an ninh trật tự xã hội; 3/10 tiêu chí có khả năng hoàn thành, gồm: dịch vụ hành chính công, giáo dục và y tế.Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore: 'Để phát triển, các trường đừng cố trở nên giống nhau'
Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đề xuất này nhằm trọng dụng những người lãnh đạo có phẩm chất và năng lực vượt trội, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao trong quản lý và điều hành.Được tiền thưởng, nâng lương vượt bậcTheo dự thảo nghị định, cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã; người lao động có phẩm chất, năng lực nổi trội, thành tích đặc biệt xuất sắc được hưởng nhiều chính sách sau: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì sẽ được nâng lương vượt một bậc (36 tháng đối với ngạch, chức danh có trình độ từ cao đẳng trở lên, 24 tháng đối với ngạch, chức danh có trình độ trung cấp).Tỷ lệ được nâng lương vượt một bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị quy định tại Nghị định số 204/2004 của Chính phủ (sửa đổi tại Nghị định 17/2013).Được hưởng tiền thưởng theo thành tích xuất sắc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định từ quỹ tiền thưởng theo quy định.Người có phẩm chất, năng lực nổi trội còn được quy hoạch, bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp, trên cơ sở kết quả đánh giá thành tích, hiệu quả và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy và người đứng đầu đơn vị nơi công tác.Được hưởng chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.Tại dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất quy định các bộ, ban, ngành và đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị đi công tác ở cơ sở, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Người đi cơ sở trong 3 năm sẽ được hưởng nhiều chính sách: người xuống làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp xã, được hưởng tiền lương, phụ cấp theo vị trí việc làm trước khi được cử đi; trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.Trường hợp đi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019 của Chính phủ.Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức được tiếp nhận trở lại cơ quan, đơn vị nơi cử đi và được nâng lương vượt 1 bậc; được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được xem xét khen thưởng theo luật Thi đua, khen thưởng.Với cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan T.Ư tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh, cấp huyện, được hưởng tiền lương, phụ cấp theo vị trí việc làm trước khi cử đi; trợ cấp một lần bằng 3 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.Trường hợp đơn vị công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019.Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan thì được nâng lương vượt 1 bậc; nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo luật Thi đua, khen thưởng.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online gây nhiều lo ngại
CLB Bắc Ninh đã chiêu mộ thành công ông Hoàng Anh Tuấn cho vị trí HLV trưởng. Đây là lựa chọn bất ngờ, nhưng cũng thể hiện tham vọng của đội bóng đang đá ở giải hạng nhì quốc gia 2025. Nhiệm vụ của ông Hoàng Anh Tuấn là đưa Bắc Ninh giành tấm vé dự sân chơi hạng nhất 2025 - 2026.CLB Bắc Ninh được người hâm mộ gọi với cái tên "đội bóng triệu USD", khi không tiếc tiền đầu tư để xây dựng đội bóng, chiêu mộ nhiều cầu thủ giỏi. CLB Bắc Ninh cũng chơi lớn khi mời ông Park Hang-seo, cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, ngồi vào ghế cố vấn.Với cố vấn Park Hang-seo cùng dàn cầu thủ kinh nghiệm, các cầu thủ Bắc Ninh đã lọt vào trận play-off thăng hạng. Tuy nhiên, CLB Bắc Ninh để hòa Trẻ TP.HCM với tỷ số 2-2, sau đó dừng bước khi thua trên chấm đá luân lưu. Sau khi thăng hạng, CLB Trẻ TP.HCM nâng cấp lực lượng với một loạt hảo thủ, rồi đưa quân ra miền Bắc để gia nhập CLB Ninh Bình. Ở chiều ngược lại, lực lượng cũ của Ninh Bình đi trở ngược lại vào miền Nam để khoác áo CLB Trẻ TP.HCM.CLB Bắc Ninh quyết tâm đoạt 1 trong 2 tấm vé trực tiếp dự giải hạng nhất mùa tới. Với tiềm lực tài chính tốt, đội bóng của cố vấn Park Hang-seo đã sẵn sàng. HLV Hoàng Anh Tuấn được lựa chọn làm "thuyền trưởng" CLB Bắc Ninh nhờ kinh nghiệm phong phú. Ông Hoàng Anh Tuấn từng giúp CLB Khánh Hòa trở thành đội bóng cá tính, gai góc ở V-League ở giai đoạn 2007 - 2012. Sau đó, nhà cầm quân sinh năm 1968 chuyển đến CLB Hải Phòng nắm quyền ở mùa giải 2013 - 2014. Ông chỉ huấn luyện một thời gian ngắn, rồi rời ghế nóng để nhường chỗ cho trợ lý Dylan Kerr (người sau đó cùng Hải Phòng vô địch Cúp quốc gia 2014). HLV Hoàng Anh Tuấn bén duyên với bóng đá trẻ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2023. Ông từng đưa U.19 Việt Nam lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa vé dự U.20 World Cup 2017. HLV Hoàng Anh Tuấn cũng từng nắm quyền ở U.23 Việt Nam, khi đưa học trò tiến lên đỉnh cao U.23 Đông Nam Á 2023.Nốt trầm của HLV Hoàng Anh Tuấn xuất hiện trong khoảng thời gian ông nắm CLB Bình Dương ở nửa đầu V-League 2024 - 2025. Dù được đầu tư cầu thủ, cùng đội ngũ trợ lý hùng hậu không dưới 15 thành viên, nhưng ông Hoàng Anh Tuấn không thể đưa CLB Bình Dương lên nhóm đầu. Sau 9 trận, đội Bình Dương đứng thứ 9, kém ngôi đầu 8 điểm. Kết quả kém ấn tượng khiến ông Hoàng Anh Tuấn và CLB Bình Dương đạt thỏa thuận chia tay vào tháng 12.2024. Nhận lời cầm quân ở CLB Bắc Ninh, đồng nghĩa HLV Hoàng Anh Tuấn có lần đầu trong sự nghiệp huấn luyện tại giải hạng nhì quốc gia.
Sáng 3.2, tại Văn phòng T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao quyết định, chúc mừng ông Lê Hoài Trung được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng T.Ư Đảng thay ông Nguyễn Duy Ngọc, vừa được T.Ư Đảng bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư.Quyết định bổ nhiệm của Bộ Chính trị đối với ông Lê Hoài Trung được công bố cùng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng T.Ư Đảng sáng cùng ngày.Ông Lê Hoài Trung sinh năm 1961, quê quán tại H.Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế; trình độ tiến sĩ luật. Ông Trung là Ủy viên T.Ư Đảng 2 khóa XII, XIII; Trưởng ban Đối ngoại T.Ư; đại biểu Quốc hội khóa XV.Trưởng thành từ chuyên viên công tác tại Bộ Ngoại giao, tới 12.2010, ông Trung được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và được tái bổ nhiệm vào tháng 10.2014, sau khi kết thúc nhiệm kỳ làm đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, New York, Mỹ (2011 - 2014). Từ tháng 5.2016, ông Lê Hoài Trung là Ủy viên T.Ư Đảng, giữ chức vụ Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia. Đến tháng 3.2021, ông được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Đối ngoại T.Ư.Tới ngày 6.10.2023, tại Hội nghị T.Ư 8 khóa XIII, ông Lê Hoài Trung được bầu bổ sung vào Ban Bí thư T.Ư Đảng.
Giá vàng hôm nay 10.4.2024: Sập mạnh, SJC bay gần 1 triệu đồng, vàng nhẫn lên 78 triệu
Ngày 10.1, UBND Q.Ngũ Hành Sơn khánh thành và khai mở tượng danh nhân của giáo sư, viện sĩ, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa.Công trình tượng danh nhân Trần Đại Nghĩa có phần tượng cao 2 m, rộng 1,2 m, sâu 1m; phần đế cao 2,2 m, ngang 1,5 m, sâu 1,2 m; được lắp đặt trang trọng ở khu công viên vườn dạo nút giao thông đường Trần Đại Nghĩa - Huỳnh Bá Chánh (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn). Tượng dựng tại tuyến đường mang tên người anh hùng lao động đầu tiên, tiêu biểu của đất nước, nhằm tạo nên địa chỉ đỏ, làm giàu thêm truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng của Q.Ngũ Hành Sơn để giáo dục lịch sử cho học sinh, sinh viên.Dịp này, Q.Ngũ Hành Sơn cũng trao bảng ghi nhận Tấm lòng vàng đối với ông Nguyễn Lợi, chủ cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Nguyễn Lợi, đơn vị tài trợ chế tác và lắp đặt công trình tượng danh nhân Trần Đại Nghĩa.Đây là công trình tượng danh nhân thứ 11 được dựng trên các tuyến đường ở Q.Ngũ Hành Sơn. Các tượng dựng trên các tuyến đường trước đó gồm tượng các danh nhân: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Hiến, Hồ Xuân Hương, Sư Vạn Hạnh, Mai Đăng Chơn, Huyền Trân Công Chúa, Trần Đại Nghĩa, Minh Mạng, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh, Phan Tứ. Ngoài ra, còn có bảng chỉ dẫn địa danh Ngũ Hành Sơn.Các tác phẩm do Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Q.Ngũ Hành Sơn) thực hiện nhằm phát huy truyền thống làng nghề hàng trăm năm và tôn vinh các nghệ nhân điêu khắc đá.Anh hùng lao động, giáo sư, viện sĩ, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ (1913 – 1997), quê quán H.Tam Bình (Vĩnh Long), có quá trình học tập xuất sắc với các môn khoa học tự nhiên, sau 11 năm du học và làm việc tại Pháp, ông theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, về nước phục vụ cách mạng.Bác Hồ đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và giao ông làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng).Năm 1948, ông được phong thiếu tướng, là 1 trong 11 vị tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam và là 1 trong 3 người được phong danh hiệu anh hùng lao động đầu tiên của Việt Nam vào năm 1952.Trước đó, cuối tháng 12.2024, Đồn Biên phòng Phú Lộc (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng) khánh thành tượng Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng nhân dịp 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày quốc phòng toàn dân.Tượng Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng được chế tác bằng đá nguyên khối, nặng 1,5 tấn, cao 1,27 m, rộng 1 m, tổng chiều cao của tượng và phần đế là 3,83 mét.Mặt trước bệ tượng khắc ghi câu thơ Bác Hồ tặng cán bộ chiến sĩ tại Đại hội chiến sĩ thi đua lần thứ nhất của lực lượng công an nhân dân vũ trang (nay là bộ đội biên phòng) ngày 2.3.1962 tại Hà Nội.Tượng được phỏng theo tác phẩm "Nghe lời non nước" của tác giả Vũ Trọng Khôi, khắc họa hình tượng Bác Hồ đang ân cần căn dặn dò chiến sĩ biên phòng trân trọng, nâng niu từng tấc đất biên cương, quyết tâm giữ gìn trọn vẹn bờ cõi non sông.